Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

NÓI CHUYỆN TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG - Public speaking




Chào các bạn!
Nóichuyện trước đám đông (public speaking) là một kỹ năng rất tốt để có. Nó có thể giúp ta rất nhiều trong những công việc liên hệ đến nhiều người, và trong một số công việc thì đó là kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, nếu ta chưa từng nói trướcđám đông, thì cũng thực là khó, phải không các bạn? Hôm nay mình sẽ nói về kỹnăng này một tí, đặc biệt là cho các bạn chưa quen việc này.
Nếu bạn phải nói chuyện trước một đám người là run lẩy bẩy, và quên hết ngôn ngữ, nói không ra tiếng, thì cũng không sao. Đó chỉ là phản ứng tự nhiên thôi. Khi ta sợ, adrenaline bơm vào máu rất mạnh và sinh ra đủ loại phản ứng tâm sinh l‎y’, cũng như nhiều người thấy trộm vào nhà thì đơ lưỡi. Chỉ cần luyện tập một thời gian thì quen thôi.
Trước hết, hãy ghi nhớ một vài quy luật căn bản này nhé:

1. Càng quen thì càng dễ nói.

 Nếu mình biết và hiểu đa số khán giả, thì dễ hơn là nói với một nhóm khán giả lạ hoắc. Nếu mình quen thuộc với chỗ mình nói (hội trường, phòng họp, v.v…) thì càng dễ nói.

2. Càng nắm vững vấn đề thì càng dễ nói. 

Nếu mình đã làm khoảng vài ngàn cái bánh xèo rồi, thì nói về bánh xèo dễ hơn là mới làm chỉ 2 cái trong đời và phần còn lại là chỉ đọc trên Internet 

3. Môi trường càng thoải mái thì càng dễ nói.

 Nếu căn phòng nóng quá, lạnh quá, ồn quá, hay ánh sáng của đèn quay phim cứ rọi thẳng vào mắt mình, thì làm cho công việc mình khó khăn hơn nhiều.

4. “Nói trước công chúng” không phải là “đọc trước công chúng.”


Bây giờ bạn bắt đầu thực tập nhé.
Thực tập hiệu quả là phải có một nhóm bạn tập chung với mình, như vậy thì mới có “đám đông” để thực tập. Cho nên nếu vài bạn thành lập một Public Speaking Club cũng là việc nên khởi đầu.
• Các buổi đầu tiên nên rất dễ dàng, và chỉ nên nói về những gì có sẵn trong đầu thôi. Ví dụ: Mọi người ngồi vòng tròn, rồi thay phiên nhau mỗi người nói về những việc đã làm trong ngày chủ nhật vừa qua.
• Đến mức cao hơn, thì đứng cao hơn khán giả, và xa khán giả, nhưng sau một cái bục, hay cái bàn nhỏ, để mình không bị thừa thải tay chân. Nói về vấn đề nào đó đòi hỏi một tí chuẩn bị và sắp xếp, như dạy mọi người làm bánh xèo, hay trìnhbày trận Điện Biên Phủ.
Lúc này bạn sẽ cần một vài “ghi chú” để nhớ mọi chi tiết phải nói. Các ghi chú này chỉ nên viết rất sơ sài, như một dàn bài nhỏ. Lúc nói mang theo cây bút và dàn bài, nói xong mục nào dùng cây bút đánh dấu mục đó.
• Một cách thực tập khác cũng dễ và hay là nói về những tấm hình bạn chụp. Nếu có máy projector rọi hình lên tường, bạn cầm cây thước chỉ và giải thích về các tấm hình cho mọi người.
• Tập “phát âm với hùng lực”: Viết một câu ngắn, đứng xa khán giả khoảng mười mấy hai chục thước, và đọc câu đó rất to để mọi người đều có thể nghe rõ được.
Cứ tập như vậy thì cũng phải tốn một mớ thời gian rồi. Còn nhiều kỹ thuật và nghệ thuật khác, hãy tham gia khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM, để được hướng dẫn, trao đổi và huấn luyện cùng các chuyên gia giao tiếp, thuyết trình hàng đầu Việt Nam!

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

“ Bí Quyết “ Thu hút người nghe khi thuyết trình.



Quần áo, dáng đi, nét mặt, cử chỉ… sẽ gây ấn tượng đầu tiên khi bạn bước vào phòng. Do đó, cách bạn thể hiện khi thuyết trình là điều vô cùng quan trọng. Những chiến lược về việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể sau đây sẽ giúp bạn thể hiện mình một cách hiệu quả.·       







     Vị trí cơ thể :

 Đừng đứng ngay trước màn hình và che khuất biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, các công cụ nghe nhìn phục vụ quá trình thuyết trìnhcủa bạn.
Hãy đứng bên cạnh bảng hoặc màn hình, bạn có thể chỉ tay hoặc dùng que chỉ hoặc di chuột để tập trung sự chú ý của khán giả vào những điểm quan trọng.
 Khi nói, hãy hướng vào phía khán giả, đừng nói chuyện với màn hình hoặc sơ đồ trên bảng.
 Đừng giấu mình đằng sau chiếc bục hoặc bàn hay ngồi một nơi mà người nghe không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy bạn.

·         Tư thế :

Hãy đứng thẳng với tư thế chân rộng bằng vai, đầu gối xuôi một cách tự nhiên khi bạn không đi lại trong phòng.
Tư thế đứng này sẽ giúp bạn trông tự tin, thư giãn và có quyền lực.
 Bạn nên tỏ ra thoải mái và không lúng túng, hãy luyện tập vài lần để có được cảm giác đó.

·         Chuyển động
Hãy tỏ ra thật sinh động khi thuyết trình.
Hãy chuyển động một chút, ngay cả khi bạn phải đứng trên bục hoặc bên cạnh chiếc máy chiếu.
Đừng đi lang thang hay làm điều gì kỳ quặc như chạy nhảy, lắc người, đi nhanh hoặc những hành động gây ra sự xao lãng không cần thiết.

·   Cử chỉ

Hãy đưa ra những cử chỉ thật tự nhiên nhưng đừng máy móc quá.
Hãy thận trọng, đừng đưa ra những cử chỉ có thể bị xem là mất lịch sự hoặc gây khó chịu về mặt văn hóa. Chẳng hạn, đối với khán giả người Nhật, dấu hiệu “O.K” mà người Mỹ hay dùng tay ra hiệu lại mang ý nghĩa không tốt.

·         Nét mặt

Hãy dùng nét mặt để thể hiện sự quan tâm, lòng nhiệt tình, sự thấu cảm và sự hiểu biết của bạn.
Những biểu hiện thích hợp sẽ giúp bạn trở nên đáng tin cậy hơn đối với người nghe.
Hãy thành thật! Tốt nhất bạn nên tự kiểm tra trước gương trước khi thực hành nét mặt.
Hãy thường xuyên mỉm cười một cách tự nhiên.

·         Giao tiếp qua ánh mắt


Thường xuyên nhìn khán giả sẽ giúp cảm thấy họ không phải người thừa.
Hãy dừng lại vài giây nhìn một người nào đó trước khi đưa ánh mắt đến một người khác.
Nếu thời gian giao tiếp qua ánh mắt kéo dài hơn từ 3-5 giây, người nghe sẽ cảm thấy không thoải mái.
Khi khán giả không nhìn bạn nữa, đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho biết họ không còn lắng nghe bạn.
Trên đây là một vài lời khuyên về việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình. Hãy vận dụng chúng ngay trong buổi thuyết trình sắp tới của bạn.
Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Trắc nghiệm kỹ năng trình bày


Kỹ năng trình bày hoàn toàn có thể rèn luyện được. Vấn đề là bạn phải biết khả năng của mình ở mức nào và cần phải bổ sung thêm những gì.
Bài trắc nghiệm sau (dịch từ website mindtools.com) sẽ giúp bạn:
1. Các hình ảnh trong bài thuyết trình có tương thích với thông điệp bạn muốn truyền tải đến khán giả và giúp bạn trình bày hiệu quả hơn không?
a. Không bao giờ (1 điểm)
b. Hiếm khi (2 điểm)
c. Thỉnh thoảng (3 điểm)
d. Thường xuyên (4 điểm)
e. Luôn luôn (5 điểm)

2. Khi chuẩn bị bài thuyết trình, bạn có suy nghĩ kỹ những thông điệp sẽ truyền tải đến khán giả?
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

3. Trước khi thuyết trình, bạn có làm quen với không gian của khán phòng?
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

4. Bạn có lên kế hoạch luyện tập bài thuyết trình nhiều lần cho đến khi trình bày một cách tự nhiên và lưu loát?
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

5. Bạn cho rằng khán giả biết rất ít về những gì mình sẽ trình bày nên cố gắng mang đến cho họ những thông tin cần thiết và bổ ích nhất.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)

6. Bạn tiếp cận khán giả một cách gián tiếp và truyền tải thông điệp một cách nhẹ nhàng.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)

7. Lo lắng có khiến bạn trở nên căng thẳng và áp lực hơn khi trình bày?
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)

8. Bạn cho rằng ban tổ chức sẽ chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện để bài thuyết trình diễn ra theo đúng kế hoạch.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)

9. Bạn khuyến khích khán giả đặt câu hỏi và nêu thắc mắc của họ ở phần cuối của bài thuyết trình. 
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

10. Bạn chú ý đến những ngôn ngữ cơ thể như biểu hiện của cơ mặt và ánh mắt, để tương tác tốt hơn với khán giả.
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

11. Bạn có đưa ra các ví dụ cụ thể để minh họa cho những điều mình đang nói?
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

12. Thỉnh thoảng bài thuyết trình của bạn kéo dài dự kiến.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)

13. Để thuyết phục một khán giả nào đó, bạn sẽ khiến cho họ hình dung ra kết quả trong tương lai nếu họ không thay đổi.
a. Không bao giờ (1)
b. Hiếm khi (2)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (4)
e. Luôn luôn (5)

14. Bạn tập trung vào phần giữa của bài thuyết trình hơn là phần mở đầu và kết luận, bởi vì đó là phần chứa nhiều thông tin mà bạn muốn truyền tải nhất.
a. Không bao giờ (5)
b. Hiếm khi (4)
c. Thỉnh thoảng (3)
d. Thường xuyên (2)
e. Luôn luôn (1)

Kết quả trắc nghiệm

14-32 điểm: Bài thuyết trình của bạn thực sự không mấy thu hút và hơi nhàm chán! Bạn cần luyện tập nhiều hơn, học cách giảm bớt sự lo lắng hồi hộp, cách duy trì nguồn năng lượng và tăng độ thuyết phục của bài thuyết trình. Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu

33-51 điểm: Bài thuyết trình của bạn giống như những bài thuyết trình điển hình của hầu hết mọi người. Ấn tượng mà bạn để lại cho khán giả không xấu nhưng cũng không quá ấn tượng. Bài phát biểu của bạn “an toàn” trong các bữa tiệc, buổi họp và trình bày kế hoạch nhưng thông điệp của bạn thực sự không tồn tại và dễ dàng bị quên đi một cách nhanh chóng. Nếu bạn muốn tạo ấn tượng mạnh và sâu sắc hơn trong những bài trình bày tiếp theo, hãy để tôi giúp bạn trong khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu Khóa học được khai giảng hàng tuần!
52-70 điểm: Khán giả rất hứng thú và hài lòng với bài thuyết trình của bạn. Bạn biết cách dành thời gian để thu hút sự chú ý của họ khi bài trình bày đi về phần cuối. Đó là kỹ thuật của một diễn giả chuyên nghiệp! Rất mong có ngày nào đó được cộng tác với bạn với tư cách là một đồng nghiệp.
Bạn đã có số điểm và biết khả năng thuyết trình của mình. Nếu bạn thực sự muốn trở thành  một nhà thuyết trình chuyên nghiệp, cách nhanh nhất là bạn có thể tham gia một khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu