Khi bác sĩ muốn
truyền dịch vào cơ thể bệnh nhân thì cần phải có sợi dây kết nối giữa bình dịch
với mạch máu của người ấy. Khi bạn muốn trình bày ý tưởng, chuyển tải thông tin
đến người nghe thì bạn cũng cần phải có sợi dây liên kết từ mình đến khán
giả như vậy. Cho dù người nghe của bạn là người lạ hay người quen thì trong
mọi trường hợp, đòi hỏi bắt buộc là trước tiên bạn phải tạo được kết nối với họ
nếu như bạn không muốn bài nói chuyện của mình như những cú đấm vào không khí.
Trước khi đi vào
nội dung chính của bài thuyết trình, bạn phải thu hút được sự tập trung chú ý
của người nghe, vì lúc này, hầu như mọi người còn bị phân tâm bởi nhiều chuyện
khác nhau: gia đình, công việc, con cái, âm thanh, tiếng động và những người
xung quanh… Kết nối đầu tiên là tạo được sức hút cho bản thân – làm thế nào để
khi xuất hiện, dù chưa thốt lên lời nào thì mọi ánh mắt khán giả phải đổ về bạn
và chờ đợi bạn cất tiếng.
Để làm được điều
này, bạn cần xây dựng cho mình một uy tín – đây là việc về lâu về dài,
cần thời gian, vì thế bạn cần phải gầy dựng, phát triển và duy trì uy tín của
mình liên tục; ngoài ra, trước khi bạn xuất hiện, hãy nhờ ai đó truyền
thông/giới thiệu về mình thật thuyết phục trước khi bạn bắt đầu bài thuyết
trình; và một việc bạn không thể làm qua loa, đó là ăn mặc lịch sự, phù hợp và
tạo cho mình một dáng vẻ bên ngoài thu hút.
Và để tạo nhiều
lợi thế hơn cho việc kết nối với người nghe, bạn hãy xuất hiện sớm trước
khi chương trình bắt đầu một ít thời gian để làm quen trước với mọi người.
Đơn giản là bạn chỉ cần đi một vòng để chào hỏi những khán giả đến sớm, giao
tiếp với họ bằng ánh mắt, nụ cười và những cái bắt tay thân thiện trước chương
trình. Những hành động nhỏ vậy thôi nhưng có sức mạnh tạo ra những kết nối thật
hiệu quả.
Tuy nhiên, kết nối
với người nghe không chỉ là việc cần làm trước khi bạn bắt đầu trình bày nội
dung chính, nhưng là việc bạn cần phải duy trì suốt bài thuyết trình của mình.
Hãy lôi kéo sự chú ý của người nghe bằng những câu hỏi khiến họ phải suy
nghĩ, đưa ra những thông tin gợi tò mò, kể những câu chuyện cuốn hút, lôi kéo
mọi người vào các hoạt động tương tác cao…
Ngoài việc kết nối với người nghe, bạn hãy tạo cho mình cảm giác làm chủ địa điểm, bối cảnh nơi bạn sẽ trình bày bằng cách dành thời gian làm quen với nơi đó trước. Khi tạo được kết nối với không gian, kết nối được với người nghe, bạn sẽ dễ dàng làm chủ buổi thuyết trình của mình.
Kết nối là một chi tiết quan trọng để có một bài thuyết trình, trong một
chuỗi kỹ thuật đầy công phu để tạo nên sự điêu luyện và hoàn hảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm các kỹ thuật, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình đặc biệt của Công
ty cổ phần Đào tạo S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện bởi các
chuyên gia hàng đầu về giao tiếp, thuyết trình, và diễn thuyết.
Chúng tôi cam kết
hoàn trả 100% học phí nếu sau khóa học bạn cảm thấy không hiệu quả!
<---more--->
<---more--->
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét